• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Điều tao thấy mâu thuẫn trong đạo phật.

llama

Yếu sinh lý
nó ko phải là đạo phật chính thống thôi.
Còn hiện tại thì đạo phật ở việt nam bó là thế đó. M nên tìm hiểu kỹ rồi phê phán.
Và hiểu rõ cụm từ “ đạo phật ở việt nam hiện tại”.
Tao đã phê phán gì đâu???

Post của mày đã ghi rõ ràng là "đạo phật", giờ lại nói thành "đạo phật ở việt nam hiện tại" là sao?
 

dungdamchemnhau

Yếu sinh lý
Bạn nói đúng. Tôi thấy hầu hết người đi chùa cứ cầu xin thôi chứ chưa chắc biết tên đức phật. Và chắc nhiều người cũng chả tìm hiểu đức phật dạy như nào.
Họ ko phân biệt được Phật Thích Ca (real) và Phật Di Đà (Tàu rep 1:1).
Từ đó góc nhìn lệch lạc cũng dễ hiểu.
Với lại phim chưởng Tàu và những phim Tàu khác làm hình ảnh PG bị lệch lạc rất nhiều.
 

Huyanh

Tao là gay
Chủ thớt
Tao đã phê phán gì đâu???

Post của mày đã ghi rõ ràng là "đạo phật", giờ lại nói thành "đạo phật ở việt nam hiện tại" là sao?
=)) ừ thôi. Hiểu ý là được bắt bẻ làm gì, mày xem ảnh tin nhắn chưa.
Tao đã nói rõ là ko nói đức phật mà đang nói đến đạo phật. Mà kể cả ko phải hiện nay nhé. Từ rất lâu đã truyền bá khái niệm thần thánh vào đạo phật rồi.
Chỉ duy nhất phật giáo nguyên thuỷ không có thần thánh thôi.
 

luumanhmanh

Tao là gay
Tao hay đọc về đạo phật, xem clip các thiền sư giảng đạo, nói chung về hướng thiện thì tao thấy rất ok.
Nhưng có một số lý luận tao thấy rất mâu thuẫn, chồng chéo lẫn lộn lên nhau. Ví dụ:Xem nội dung: 192177
Nó khác với đạo chúa ở chỗ nó có đất tổ là toà thánh và mỗi đời sẽ có 1 thằng biết ấu dâm hiếp dâm các kiểu đc đưa lên để làm giáo hoàng. Thằng này nó đại diện như chúa vậy, nên bọn con chiên có chỗ mà hướng về. Và tất cả đều công nhận chỗ đó. Chứ đạo phật thì mỗi nước nó thành lập 1 phân đà chả thằng nào thua cũng chả thằng buồi nào chịu kém thằng nào nên mỗi thằng mõm 1 kiểu. Đéo thống nhất đc cái gì.
 

atlas01

Tiến sĩ
Ok cái này là nguyên nhân, ý kiến của m khá hợp lý. Là vĩ mô về toàn đạo phật.
Đến nội dung tiếp là có những người tin lời đức phật thích ca dạy nhưng vẫn tin vào thần thánh? Tao thấy lạ ở tư duy này.
Họ tin lời thích Ca dạy làm lành tránh dữ chứ có tin giáo lý tối cao vô thượng về tứ diệu đế bát chánh đạo thập nhị duyên
Hay tu theo giới định tuệ đâu
Những người tin thần linh là đéo hiểu gì về kinh điển Phật Thích Ca
Hoặc cố tình lợi dụng niềm tin thần linh để trục lợi
Với họ Thích ca là ông phật tổ màu nhiệm ban phúc giáng họa ban tiền tài vặn cổ kẻ thù hay trị ma quỷ tạo bùa chú...
Cái gì ông ấy cũng làm được
Chứ họ biết gì về giáo pháp vô thần tự thắp đuốc mà đi của ông Thích Ca đâu.
Giáo pháp của Thích Ca là tự nương tựa bản thân mình.
Những người hiểu giáo pháp này cực kì ít.
Họ toàn tin rằng Thích Ca có thể ban mọi điều có đủ mọi tính cách như một ông thần đa nhiệm
Nên họ vào chùa mà cầu xin đủ thứ và tin phật sẽ phù hộ
 

Yar

Yếu sinh lý
Nó chưa chia phe phang nhau như TCG với HG là may đấy, bọn PG này đặc biệt là PG Việt Nam cũng lắm vẹo lắm đéo phải đùa đâu.
 

llama

Yếu sinh lý
=)) ừ thôi. Hiểu ý là được bắt bẻ làm gì, mày xem ảnh tin nhắn chưa.
Tao đã nói rõ là ko nói đức phật mà đang nói đến đạo phật. Mà kể cả ko phải hiện nay nhé. Từ rất lâu đã truyền bá khái niệm thần thánh vào đạo phật rồi.
Chỉ duy nhất phật giáo nguyên thuỷ không có thần thánh thôi.
Tao đã bảo với mày là mấy thứ mày nói, nó ko thuộc về đạo Phật, giờ mày lại hỏi là tao xem ảnh chưa, là thế nào?

"đạo phật" và "đạo phật ở việt nam hiện tại" là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn, mày đã và đang đánh đồng chúng là 1 rồi lại trách tao bắt bẻ.
 

Huyanh

Tao là gay
Chủ thớt
Tao đã bảo với mày là mấy thứ mày nói, nó ko thuộc về đạo Phật, giờ mày lại hỏi là tao xem ảnh chưa, là thế nào?

"đạo phật" và "đạo phật ở việt nam hiện tại" là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn, mày đã và đang đánh đồng chúng là 1 rồi lại trách tao bắt bẻ.
Tao là người ở hiện tại, và người việt nam.
Cho nên đơn giản tao nói vậy cho nhanh.
Bây giờ nếu mày bảo thế thì tao nói lại nhé. Ừ tao sơ ý viết thiếu đó ok chưa. Mệt.
 

dangtung1510t

Yếu sinh lý
Tao hay đọc về đạo phật, xem clip các thiền sư giảng đạo, nói chung về hướng thiện thì tao thấy rất ok.
Nhưng có một số lý luận tao thấy rất mâu thuẫn, chồng chéo lẫn lộn lên nhau. Ví dụ:Xem nội dung: 192177
Sang xàm cũ đọc bài của @dungdamchemnhau về đạo Phật là mày sẽ không còn thắc mắc về mấy cái này, những gì mày viết không giống bản chất của đạo Phật
 

Huyanh

Tao là gay
Chủ thớt
Sang xàm cũ đọc bài của @dungdamchemnhau về đạo Phật là mày sẽ không còn thắc mắc về mấy cái này, những gì mày viết không giống bản chất của đạo Phật
Ừ trong bình luận ở dưới tao nói rồi ý tao đang nói là đạo phật hiện tại ở việt nam. Chứ ko phải nói về đạo phật nguyên thuỷ. Tao viết nhanh ko ghi rõ thôi.
 

dangtung1510t

Yếu sinh lý
Họ tin lời thích Ca dạy làm lành tránh dữ chứ có tin giáo lý tối cao vô thượng về tứ diệu đế bát chánh đạo thập nhị duyên
Hay tu theo giới định tuệ đâu
Những người tin thần linh là đéo hiểu gì về kinh điển Phật Thích Ca
Hoặc cố tình lợi dụng niềm tin thần linh để trục lợi
Với họ Thích ca là ông phật tổ màu nhiệm ban phúc giáng họa ban tiền tài vặn cổ kẻ thù hay trị ma quỷ tạo bùa chú...
Cái gì ông ấy cũng làm được
Chứ họ biết gì về giáo pháp vô thần tự thắp đuốc mà đi của ông Thích Ca đâu.
Giáo pháp của Thích Ca là tự nương tựa bản thân mình.
Những người hiểu giáo pháp này cực kì ít.
Họ toàn tin rằng Thích Ca có thể ban mọi điều có đủ mọi tính cách như một ông thần đa nhiệm
Nên họ vào chùa mà cầu xin đủ thứ và tin phật sẽ phù hộ
T học chuyên văn, giờ làm thầy giáo dạy văn mà đọc giáo lý Phật còn thấy mình giọt nước giữa biển thì chúng sinh suốt ngày cúng lạy xin các vị nọ vị kia, cúng dường phát tâm cho các khầy mua Volkswagen, gặp gì cũng thần phật che chở là bình thường ...
 

loclacaobanha

Yếu sinh lý
Tao nghĩ mày nên edit lại title hoặc đọc lại cho kỹ để mày hiểu rõ là chính mày đang nói về cái gì.

Mấy cái mày nói nó đâu có thuộc về đạo Phật đâu mà mày cứ bảo nó mâu thuẫn???

Chuyện người ta có những niềm tin mâu thuẫn với nhau, và chuyện giáo lý Phật giáo mâu thuẫn với nhau là 2 vấn đề riêng biệt, sao mày có thể coi chúng là 1?
Kể cả dùng “ đạo phật “ nói chung cũng đúng chứ sai chỗ nào ?
Rõ ràng là đạo phật ở ấn độ một kiểu, việt nam một kiểu. Không phải lẫn lộn thì là gì?
Việt nam là một phần của thế giới. Riêng đạo phật ở việt nam đang lẫn lộn rồi thì “ đạo phật “ nói chung cũng lẫn lộn.
 

dangtung1510t

Yếu sinh lý
Kể cả dùng “ đạo phật “ nói chung cũng đúng chứ sai chỗ nào ?
Rõ ràng là đạo phật ở ấn độ một kiểu, việt nam một kiểu. Không phải lẫn lộn thì là gì?
Việt nam là một phần của thế giới. Riêng đạo phật ở việt nam đang lẫn lộn rồi thì “ đạo phật “ nói chung cũng lẫn lộn.
"Đạo phật" giống triết học hơn là tôn giáo, Đức Thế Tôn là một triết gia đúng nghĩa, các môn đồ của ngài qua nhiều thế hệ biến nó thành như bây giờ {boss}
 

Huyanh

Tao là gay
Chủ thớt
"Đạo phật" giống triết học hơn là tôn giáo, Đức Thế Tôn là một triết gia đúng nghĩa, các môn đồ của ngài qua nhiều thế hệ biến nó thành như bây giờ {boss}
Ừ nhưng bây giờ quá nhiều biến thể nên nếu nhắc đến đạo phật của đức thế tôn sẽ dùng từ “ đạo phật nguyên thuỷ “. Còn dùng từ “ đạo phật “ là nói chung chung tất cả rồi.
 

dungdamchemnhau

Yếu sinh lý
"Đạo phật" giống triết học hơn là tôn giáo, Đức Thế Tôn là một triết gia đúng nghĩa, các môn đồ của ngài qua nhiều thế hệ biến nó thành như bây giờ {boss}
Khi chưa tìm hiểu mình nghĩ PG cũng như các tôn giáo.
Ngày đầu tìm hiểu mình cũng nghĩ PG cũng như 1 môn triết học.
Nhưng thực tế thì không phải.

Mượn lại lời của Sư Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Trích đoạn :

1. Tôn giáo: Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì thế giới quan đạo Phật không có một Đấng tạo hóa tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.

2. Tín ngưỡng: Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.

3. Triết học: Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma (A-tỳ-đàm), được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.

4. Triết luận: Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chân, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.

Full :

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT
Hòa thượng GIỚI ĐỨC (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Huế.

Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đó, khó phân biệt đâu là đạo Phật chân chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.

Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Theravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:

*
1. Tôn giáo: Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì thế giới quan đạo Phật không có một Đấng tạo hóa tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.

2. Tín ngưỡng: Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.

3. Triết học: Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma (A-tỳ-đàm), được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.

4. Triết luận: Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chân, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.

5. Từ thiện xã hội: Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng Phật giáo nguyên thủy không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như tỷ phú doanh nhân người Mỹ Bill Gates của đạo Công giáo.

Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, một chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật!

6. Cực lạc, cực hạnh phúc: Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian – chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế.

7. Tám vạn bốn ngàn pháp môn: Đạo Phật có nói đến tám vạn bốn ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến tám vạn bốn ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn – cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có tám vạn bốn ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được!

Ai là người có thể đếm đủ tám vạn, bốn ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, tám vạn bốn ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ thời cổ. Ví dụ 84 ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền não, 84 ngàn cách tu…

8. Xin xăm, bói quẻ, cầu sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu: Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāḷi có đoạn: “Sunakkhatam sumangalam supabhātam suhutthitam, sukhno ca suyittam brahmacārisu. Padakkhinam kāyakammam vācākammam padakkhinampadakkhinam manokammam panidhī te padakkhinā…”

Có nghĩa là: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc tốt, là canh tốt… Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiêu ích).

9. Định mệnh: Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui – chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà La Môn giáo.

10. Siêu độ, siêu thoát: Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư Tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Thēravāda còn duy trì. Có thể có hai trường hợp:

– Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm… để “thần thức người chết” hướng về điều lành… để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.

– Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ có thể đã tái sinh vào cõi khác rồi. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.

Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”.

Chư Thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước, gia hộ và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ có uy lực ban phước lành nhưng đều phải nằm trong nhân quả và không thể thay đổi vận mệnh cho ai cả.

11. Huyền bí, bí mật: Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là: “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là Ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!

12. Tâm linh: Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đọa văn hoá… mà ở đâu cũng rêu rao các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāḷi hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!

13. Niết bàn: Nhiều người tưởng lầm Niết bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết bàn kiểu ấy, thuật ngữ Thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đã nói rõ: “Phật pháp tại thế gian. Bất lý thế gian giác. Ly thế mịch bồ đề. Cáp như tầm thố giác”. Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới có bài học giác ngộ được.

14. Bỏ khổ, tìm lạc: Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc (vui). Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!

15. Tu để được cái gì: Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã. Hãy xin đọc lại kinh Vô Ngã Tướng.

16. Tu là sửa: Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều không đúng không sai. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy Trí Tuệ ! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng chệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.

17. Vía: Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu, nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh – phần tâm, sắc – phần thân – luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như Cõi trời Vô tưởng của tứ thiền.

Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có danh, tâm mà chúng ở dạng tiềm miên. Còn các Cõi trời Vô sắc thì sắc không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn, Phật và Bồ tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là “đau khổ” khi trong lễ an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ!

18. Bồ tát: Bồ tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sinh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sinh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sinh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sinh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sinh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sinh có trí tuệ trên – không có loại chúng sinh có trí tuệ nào khác.

19. Phật: Phật là âm của chữ Buddha, nghĩa là người Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là bậc Giác ngộ. Vậy, có người Giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác, được gọi là Thanh Văn Giác. Có người Giác ngộ do tự mình tu tập vào thời không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị Giác ngộ do trọn vẹn 30 Ba la mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác. Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài ba loại Giác ngộ trên.

20. Thể nhập: Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cái ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; khi nói, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái nói; khi ăn, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc hiện tiền ấy, mọi tham sân, phiền não không có chỗ để phan duyên, sinh khởi.

– Ngoạ Tùng Am, Huyền Không Sơn Thượng, Sơ Xuân 2015
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH (Hòa thượng Giới Đức)

* Nguồn:
- Thư viện Hoa Sen, https://thuvienhoasen.org/a22571/nhung-hieu-lam-ve-dao-phat
- Phật giáo Việt Nam, https://phatgiao.org.vn/20-dieu-hieu-lam-khong-dung-ve-dao-phat-d42556.html

*-----*
 

dungdamchemnhau

Yếu sinh lý
Ừ nhưng bây giờ quá nhiều biến thể nên nếu nhắc đến đạo phật của đức thế tôn sẽ dùng từ “ đạo phật nguyên thuỷ “. Còn dùng từ “ đạo phật “ là nói chung chung tất cả rồi.
Từ gốc của PG mà hay được các nước quốc giáo, phương Tây họ dùng là BuddhaSasana.
Nghĩa là : " Lời dạy của người đã Giác Ngộ".
 

a á ớ bờ

Yếu sinh lý
Tao hay đọc về đạo phật, xem clip các thiền sư giảng đạo, nói chung về hướng thiện thì tao thấy rất ok.
Nhưng có một số lý luận tao thấy rất mâu thuẫn, chồng chéo lẫn lộn lên nhau. Ví dụ:Xem nội dung: 192177
Cái đạo phật mà hiện giờ tất cả các chùa đều là đạo lồn để kiếm tiền kinh doanh, nói thẳng ra là tất cả tôn giáo trên đời này đều xàm lồn và dành cho đám yêu đuối về mặt nhận thức thôi.
Từ lúc bé tí tao đã được bà dì cuồng đạo dẫn đi chùa, ăn ngủ trong chùa rồi nên tao hiểu rõ, đạo phật trong các chùa giờ chỉ để kinh doanh và nếu chúng mày tu theo thì đéo thể nào tốt lên được
Đối với tao thì đạo phật chính gốc nó đéo phải đạo mà là 1 môn triết học giúp chúng mày thanh thản hơn, bớt sầu bi đau khổ hơn khi chúng mày buông bỏ được mọi thứ, coi mọi thứ là vô thường. Giờ nếu chúng mày muốn theo môn triết học này (đéo phải cái đọa phật xàm lồn kia nhé) thì chúng mày chỉ cần sống tốt, sống chân chính, giúp đỡ người khác, có thể buông bỏ, coi đời là vô thường, không chủ động sát sanh, coi mọi thứ ngang hàng thì chúng mà đã tốt lên rất nhiều rồi
À mà nói thêm tao vô thần nhé
 
Bên trên