• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự Mẽo đe dọa nếu Nga cho nổ hạt nhân thì nền văn minh Nga sẽ bị xóa sạch vĩnh viễn

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Mỹ đớp được Nga thì đớp lâu rồi, thẳng căng mà nói đánh nhau tay bo chưa biết thằng nào chết. Mỹ nói với mấy nước bé bé thì còn có cái uy đấy chứ với Nga có dám chơi cái lồn
Mỹ còn chưa dám động thủ hạt nhân với Bắc Hàn thì sao dám động thủ hạt nhân với Nga. Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 Mỹ đánh nhau tay bo với Chí Nguyện quân Trung Quốc do tướng Bành Đức Hoài dẫn đầu mà còn bất phân thắng bại, trong khi Trung Quốc lúc đó mới thống nhất đất nước được 1 năm, khó khăn trăm bề, vũ khí, lương thực, quân nhu đều thiếu thốn, mọi thứ đều ở dưới cơ so với Mỹ mà Mỹ còn không thắng được Bành Đức Hoài, đánh nhau cò cưa 3 năm Mỹ ngán phải ngồi vào bàn đàm phán chấp nhận chia đôi Triều Tiên. Nói về cuộc chiến Ukraine, kể cả Nga có thua ở Ukraine thì không nước nào dám xâm lược nó. Lãnh thổ nó quá rộng, rộng nhất trái đất, từ Đông bán cầu sang Tây bán cầu, quốc gia nào có đủ quân và năng lực để xâm lược được cái lãnh thổ rộng bát ngát ấy. Dùng vũ khí hạt nhân với Nga cũng là không hiệu quả vì không có đủ hạt nhân để san bằng được cái lãnh thổ 17 triệu cây số vuông. Kể cả phần Đông Âu của Nga có bị tiêu diệt thì phần Châu Á của nó vẫn còn tồn tại. Cùng lắm tiêu thổ kháng chiến. Đây là chiêu mà Nga đã dùng để đối phó với đội quân hùng mạnh của Napoleon và Hitler. Mùa hè thì hành quân ào ào nhưng mùa đông đến đạo quân nào cũng chịu thua cái lạnh của nước Nga. Mặt khác, quân đội Mỹ dù mạnh nhất thế giới nhưng nó phân tán rải rác ở 800 căn cứ quân sự trên toàn thế giới nên về khả năng tập trung quân thì Mỹ lại kém, so sánh về tổng thể thì Mỹ không mạnh hơn Nga bao nhiêu. Xét về hải quân, dù Mỹ có hạm đội tàu sân bay mạnh nhất thế giới, nhưng Nga có tàu ngầm , xét chung thì cũng ngang nhau, vì tàu ngầm có thể tấn công tàu sân bay. Tất nhiên, một khi tàu ngầm Nga dùng tên lửa đánh chìm tàu sân bay Mỹ thì cũng là lúc World War 3 rồi. Nên xét cho cùng thì hạm đội tàu sân bay Mỹ dùng để thị uy là chính. Trong một cuộc chiến tổng lực hạt nhân thì khả năng phát hiện đối phương bắt đầu triển khai vũ khí hạt nhân quan trọng hơn triển khai tàu sân bay.
 

Dyaus

Yếu sinh lý
Nói thẳng ra không quốc gia nào đủ sức xâm lược Nga. Napoleon, Hitler thời kỳ đỉnh cao đều đem tất cả binh lực ra định đè bẹp Nga, nhưng kết quả ra sao ? Napoleon thua Nga năm 1812 sau đó bị đi đày, mất chức Hoàng đế nước Pháp. Hitler thua Nga năm 1945 và phải tự sát bằng khẩu súng lục. Mỹ thừa hiểu Nga chỉ thua nếu nội bộ họ chia rẽ, tự Nga diệt Nga chứ không thế lực ngoại bang nào diệt được Nga. Vì thế Mỹ nó kích động Ukraine chống Nga, để Nga tấn công Ukraine và Mỹ tọa sơn quan hổ đấu xem hai quốc gia Sờ la vơ đánh nhau. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine bản chất là cuộc nội chiến giữa anh cả, anh hai trong khối Liên Bang Xô viết cũ ngày xưa. Hai quốc gia đều có cùng nguồn gốc , cùng chủng tộc, cùng dòng máu, cùng lịch sử, khi Nga nội chiến với người em thì Nga cùng lắm đánh nó què giò cho nó không lết được chứ Nga không nỡ xiên cho nó chết. Vì bản chất nó là nội chiến huynh đệ giữa hai anh em trong Liên Bang xô viết nên Nga không đặt ra vấn đề phải dùng vũ khí hạt nhân để xóa sổ Ukraine. Với tiềm lực hiện tại, Nga thừa sức dùng hạt nhân để biến Ukraine biến mất vĩnh viễn khỏi bản đồ thế giới: Một quả tên lửa hạt nhân vào Kiev là chế độ Zelensky biến mất. Nhưng Nga không có lý do gì để làm việc đó, trừ khi Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào Ukraine buộc Nga phải động thủ. Nga và Mỹ đều có khả năng theo dõi hoạt động hạt nhân của nhau và đều có hệ thống đáp trả hạt nhân ngay cả khi Hoa Thịnh Đốn hoặc Moscow bị phá hủy, hệ thống hạt nhân tự động đáp trả không cần con người can thiệp. giả định Mỹ có dùng hạt nhân xóa sổ Moscow thì Mỹ vẫn bị tiêu diệt vì các đầu đạn hạt nhân của Nga ở Bắc Cực đã được cài đặt sẵn vị trí và sẽ tự động bay tới mục tiêu là các thành phố Mỹ, lúc đó nền văn minh Mỹ cũng không còn. Mỹ và Nga đều hiểu quá rõ nhau. Và không quốc gia nào dại gì đi động thủ trước. Wold War 3 chỉ thực sự đến khi một trong hai quốc gia chủ động tấn công hạt nhân. Còn không những lời đe dọa của Nga và Mỹ chỉ là nước bọt.
Mày bị bọn sử gia Liên Xô lừa rồi, Nga đã bị xâm lược rất nhiều lần nhé
 

Pháp Sư Bắt Ma

Yếu sinh lý
Bớt lôi quá khứ ra đi, thời thế thế thời. Hiện tại vẫn phải mõm vs nhau cả thôi, t nào ngu động thủ trc là ăn cặc nghe chưa, tưởng mà dễ húp vậy á? Dm đéo thằng nào là thằng k sợ chết đâu. Phải giữ cái thế cân bằng, cuộc chơi còn dài lắm 🌝
 

Loren Kid

Yếu sinh lý
Mỹ còn chưa dám động thủ hạt nhân với Bắc Hàn thì sao dám động thủ hạt nhân với Nga. Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 Mỹ đánh nhau tay bo với Chí Nguyện quân Trung Quốc do tướng Bành Đức Hoài dẫn đầu mà còn bất phân thắng bại, trong khi Trung Quốc lúc đó mới thống nhất đất nước được 1 năm, khó khăn trăm bề, vũ khí, lương thực, quân nhu đều thiếu thốn, mọi thứ đều ở dưới cơ so với Mỹ mà Mỹ còn không thắng được Bành Đức Hoài, đánh nhau cò cưa 3 năm Mỹ ngán phải ngồi vào bàn đàm phán chấp nhận chia đôi Triều Tiên. Nói về cuộc chiến Ukraine, kể cả Nga có thua ở Ukraine thì không nước nào dám xâm lược nó. Lãnh thổ nó quá rộng, rộng nhất trái đất, từ Đông bán cầu sang Tây bán cầu, quốc gia nào có đủ quân và năng lực để xâm lược được cái lãnh thổ rộng bát ngát ấy. Dùng vũ khí hạt nhân với Nga cũng là không hiệu quả vì không có đủ hạt nhân để san bằng được cái lãnh thổ 17 triệu cây số vuông. Kể cả phần Đông Âu của Nga có bị tiêu diệt thì phần Châu Á của nó vẫn còn tồn tại. Cùng lắm tiêu thổ kháng chiến. Đây là chiêu mà Nga đã dùng để đối phó với đội quân hùng mạnh của Napoleon và Hitler. Mùa hè thì hành quân ào ào nhưng mùa đông đến đạo quân nào cũng chịu thua cái lạnh của nước Nga. Mặt khác, quân đội Mỹ dù mạnh nhất thế giới nhưng nó phân tán rải rác ở 800 căn cứ quân sự trên toàn thế giới nên về khả năng tập trung quân thì Mỹ lại kém, so sánh về tổng thể thì Mỹ không mạnh hơn Nga bao nhiêu. Xét về hải quân, dù Mỹ có hạm đội tàu sân bay mạnh nhất thế giới, nhưng Nga có tàu ngầm , xét chung thì cũng ngang nhau, vì tàu ngầm có thể tấn công tàu sân bay. Tất nhiên, một khi tàu ngầm Nga dùng tên lửa đánh chìm tàu sân bay Mỹ thì cũng là lúc World War 3 rồi. Nên xét cho cùng thì hạm đội tàu sân bay Mỹ dùng để thị uy là chính. Trong một cuộc chiến tổng lực hạt nhân thì khả năng phát hiện đối phương bắt đầu triển khai vũ khí hạt nhân quan trọng hơn triển khai tàu sân bay.
Tội ông Hoài vãi công lớn trong nội chiến Wuốc Cộng và chiến tranh Triều Tiên thế mà lạy bị hồng vệ binh bắt nhốt đánh đập hành hạ cho chết tươi TQ xưa giờ nổi tiếng diệt công thần kinh thặc
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Nga sau hơn hai năm xung đột tại Ukraine: Hơn 315.000 binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương, hơn 211 tỷ USD chiến phí, khoảng 290 tàu cỡ lớn, cỡ trung bị hư hại hoặc nhấn chìm ở Biển Đen.
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Việc xác định chính xác năng lực của quân đội đối phương bằng các phương pháp khoa học là điều khó, do không thể chỉ đếm số lượng quân và vũ khí mà họ có, mà còn phải tính tới các chỉ số không dễ đo lường như tinh thần chiến đấu hay mức độ tham nhũng trong quân đội.

Dù vậy, giới hoạch định phương Tây vẫn đưa ra các con số ước tính. Hầu hết cho rằng sau những tổn thất ban đầu ở Ukraine, Nga sẽ phải mất 5-10 năm để tái thiết lực lượng, tùy thuộc vào sự hiệu quả của các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Moskva và các mục tiêu riêng của Điện Kremlin.

"Không có gì để nghi ngờ cả. Tôi nghĩ cộng đồng tình báo đều nhất trí rằng Nga sẽ phải mất nhiều năm đã xây dựng lại lực lượng lục quân", Avril Haines, giám đốc tình báo Mỹ, cho biết trong phiên điều trần tại quốc hội hồi tháng 3/2023.

Hơn một năm sau, cũng tại Đồi Capitol, tướng Christopher Cavoli, quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ ở châu Âu, đưa ra quan điểm khác. "Nga đã phục hồi lại như trước đây. Cuộc xung đột đã tạo ra một số lỗ hổng mà Moskva cần lấp đầy, song năng lực tổng thể của họ vẫn rất lớn. Họ còn dự định nâng nó lên cao hơn", ông Cavoli cho hay.
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Họ đưa ra ba nguyên nhân chính cho hiện tượng này.

Thứ nhất là năng lực thích ứng mạnh mẽ của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Theo Richard Connolly, chuyên gia về kinh tế Nga tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), Moskva đã tăng gần gấp ba ngân sách quốc phòng sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát.

Chuyên gia này ước tính Nga sẽ chi 130-140 tỷ USD cho các hoạt động quân sự trong năm 2024, tương đương khoảng 6% GDP.

Do chi phí và tiền lương ở Nga thấp hơn các nước phương Tây có thu nhập cao, ngân sách hiện tại sẽ giúp Điện Kremlin có thể mua được nhiều vũ khí, thiết bị quân sự hơn so với việc chi con số tương tự tại Mỹ. Nếu xét đến sự chênh lệch về mức sống giữa Moskva và Washington, con số 130-140 tỷ USD của Nga tương đương 360-390 tỷ USD ngân sách quốc phòng Mỹ.
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Nguyên nhân thứ hai là khả năng né tránh các lệnh trừng phạt về tài chính từ phương Tây của Nga. Năm 2022, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và các đối tác châu Âu đã ban hành loạt biện pháp cấm vận nhằm mục đích "nhấn chìm" nền kinh tế Nga, gây sức ép buộc Moskva phải chấm dứt chiến dịch tại Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt này cấm các bên bán cho Nga những vật liệu công nghệ cao, ví dụ vi mạch, cho đến áp giá trần với mặt hàng dầu mỏ của Moskva.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nhận định những lệnh hạn chế đó đã không phát huy hiệu quả, chủ yếu do Nga đã chuyển hướng xuất khẩu hàng hóa sang các nước thân thiện với Moskva, đứng đầu là Trung Quốc.

Từ năm 2022 đến 2023, kim ngạch thương mại giữa Moskva và Bắc Kinh đã tăng 26%, lên mức cao kỷ lục 240 tỷ USD, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ.

Trung Quốc hiện không viện trợ vũ khí trực tiếp cho Nga, song các công ty của Bắc Kinh đang là nguồn cung thiết bị lưỡng dụng quan trọng để Moskva có thể chế tạo khí tài, bao gồm vi mạch và các thiết bị điện tử nhỏ.

Khác với Trung Quốc, một số quốc gia như Iran và Triều Tiên được cho là đã cung cấp vũ khí trực tiếp cho Nga và đó cũng được coi là nguyên nhân thứ ba giúp Nga có thể khôi phục lực lượng một cách nhanh chóng.

Chính phủ Mỹ cáo buộc kể từ tháng 10/2023, Bình Nhưỡng đã chuyển cho Moskva khoảng 10.000 container, trong đó chứa tối đa ba triệu viên đạn pháo. Một nhà ngoại giao Mỹ hồi tháng 3 nhận định Nga đã khai hỏa hàng chục tên lửa đạn đạo do Triều Tiên sản xuất tính từ mùa thu năm ngoái. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng kiên quyết bác bỏ cáo buộc này.

Iran cũng được cho là đã cung cấp khí tài cho Nga, cụ thể là dòng máy bay không người lái (UAV) tự sát Shahed-136, được Moskva gọi là Geran-2, theo giới chuyên gia phương Tây.

Nga đã triển khai lượng lớn UAV loại này để tấn công hạ tầng Ukraine trong cuộc xung đột. Kiev cho biết tính đến tháng 12/2023, Moskva đã phóng hơn 3.700 UAV dạng Shahed để tập kích Ukraine
 

daodiemq

Tiến sĩ
Chủ thớt
Nhân lực của Nga tại chiến trường Ukraine cũng tăng mạnh. Moskva đã tăng trần tuổi nhập ngũ từ 27 lên 30, giúp nước này có thêm hai triệu người đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự để huy động khi cần thiết, theo ước tính của Mỹ.

Điện Kremlin đã đặt mục tiêu tuyển thêm 400.000 quân, một phần trong kế hoạch lớn hơn là tăng quy mô quân đội lên mức 1,5 triệu người vào năm 2026. Để làm được điều đó, Nga đã đề xuất khoản tiền lót tay lớn cho những ai ký hợp đồng phục vụ quân đội, bên cạnh tiền lương hậu hĩnh cao gấp 5 lần mức trung bình tại một số khu vực ở Nga, theo tình báo Estonia.

Hiện chưa rõ Điện Kremlin đã hiện thực hóa được mục tiêu này chưa, song tướng Cavoli hồi tháng 4 cho biết Nga đang huy động được khoảng 30.000 tân binh mỗi tháng, nâng số lượng binh sĩ ở tiền tuyến tại Ukraine lên 470.000 người, lớn hơn quy mô quân đội Nga trước khi xung đột bùng phát.

Một số quan chức phương Tây khác đưa ra cái nhìn tiêu cực hơn về lực lượng Nga. Đô đốc Tony Radakin, tư lệnh lực lượng vũ trang Anh, hồi đầu tháng 5 cho biết quân đội Nga đang đạt được những bước tiến nhỏ trên chiến trường, song hiện vẫn phải phụ thuộc vào kho vũ khí dự trữ từ thời Liên Xô để chiến đấu, đồng thời đang gặp khó khăn trong việc đào tạo tân binh.

Ông ước tính tổn thất của Moskva trong cuộc xung đột có thể chạm mốc 500.000 lính vào tháng 6.

"Đó là mất mát đáng kinh ngạc về nhân mạng, khi nguồn lực lớn bị lãng phí cho những bước tiến khiêm tốn như vậy", đô đốc Anh nhận định.

Chỉ một ngày sau phát biểu của đô đốc Radakin, Nga đã mở chiến dịch mới ở tỉnh đông bắc Kharkov, sau đó tuyên bố kiểm soát hàng loạt ngôi làng dọc biên giới. AFP hôm 27/5 cho biết đà tiến của lực lượng Nga tại tỉnh Kharkov trong hơn hai tuần qua là thắng lợi lớn nhất về lãnh thổ của Moskva trong 18 tháng gần nhất.
 
Bên trên