• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Kiến thức Nghi vấn chiến thắng Mông Nguyên lần 1 của Nhà Trần, khả năng địch bị đói

ditthangbanh

Chim TO
Không bàn đến hai lần sau đâu vì sử Nguyên cũng công nhận thua trắng 2 lần đó rồi. Với nhiều nguồn dữ liệu về lần kháng chiến Mông Nguyên lần 1 năm 1258, thì có thể thấy hai bên đều tuyên bố chiến thắng và cũng chẳng bên nào diễn giải chi tiết các trận ra làm sao. Thế hệ sau cũng chẳng thể kiểm chứng được bên nào đúng bên nào sai. Tuy nhiên nếu căn cứ mục đích của mối bên thì Nhà Trần đã đạt được nhiều hơn phía Nguyên đó là giữ được cương thổ. Để giúp bọn mày hiểu qua vấn đề hãy cùng tóm lược diễn biến.

Diễn biến

- Năm 1257, Tướng nhà Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai hoàn thành việc đánh chiếm Đại Lý - Vân Nam. Ông này lập tức mở chiến dịch đánh Đại Việt sau khi biết phía nhà Trần vẫn thần phục Tống mà không thần phục Nguyên. Cuối năm 1257, 2 đạo quân theo đường bộ ùn ùn kéo sang. Trong đó kỵ binh tinh nhuệ khoảng 1 vạn người Mông cùng 2 vạn quân bổ xung từ Đại Lý.
- Ngày 17/01/1258, một trận đánh lớn xảy ra ở vùng Bình Lệ Nguyên (thuộc Vĩnh Phúc). Thái Tông Trần Cảnh đích thân dẫn 6 đạo quân, tương ứng khoảng 6 vạn(hoặc có thể hơn) gấp đôi quân Nguyên. Tuy nhiên trận này quân nhà Trần thua tan tác vì quân Nguyên kinh nghiệm tác chiến lâu năm, chất lượng hơn hẳn số lượng.
- Quân nhà Nguyên tiến vào Thăng Long và nhìn thấy cảnh đìu hiu, vườn tược nhà cửa heo hút chỉ còn người già, người bệnh.
- Sau một tuần, tức ngày 24/01/1258, trong Đại Việt sử ký có ghi chép việc Thái Tông cưới thuyền trên sông Hồng tập kích đánh đuổi quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu. Trên đường rút về, quân Nguyên tiếp tục bị một thủ lĩnh người Man tập kích.
- Quân Nguyên khi trở về còn 5000 quân. Nhà Trần có thể còn thiệt hại lớn hơn tuy nhiên không có sử liệu nào ghi lại.
cfb20eb07b3811eb956d715df913abb2.png


Vậy thì có những điểm khó hiểu trong diễn biến nào?
1. Nhà Nguyên vác quân sang để làm gì?
- Chắc chắn đéo phải du lịch. Cướp bóc thì chán chê ở Đại Lý rồi. Vậy có thể là để dằn mặt hoặc cao hơn là áp chế nhà Trần giống như áp chế vua Đại Lý Đoàn Hưng Trí. Tận dụng được quân đội nhà Trần để thúc lên đánh Tống từ mặt Nam.
2. Thăng Long "vườn không nhà trống" chỉ là phương án dự phòng.
- Thua trận ở Bình Lệ Nguyên, nơi chỉ cách Thăng Long chưa tới một ngày đường. Vậy thì nhà Trần chắc chắn đã dự phòng sơ tán dân từ trước đó rồi chứ thể nào mà thua tan tác xong mới tổ chức người đi sơ tán. Và khẳng định luôn là nhà Trần đéo bỏ lại cái gì ăn được ở Thăng Long. Đây chắc chắn là điểm chí mạng để phá giặc.
3. Thái Tông sao lại tự tin dong thuyền quay lại Đông Bộ Đầu phá giặc?
Cài này là hài nhất. Vì thuyền không có bất cứ một lợi thế nào so với kỵ binh cả. Hơn nữa quân nhà Trần vừa thua xong trước đó 1 tuần, khí thế còn có phần giảm. Sao lại tự tin như vậy. Giả thuyết rằng quân Nguyên gặp vấn đề về lương thảo là khá hợp lý và quân nhà Trần đã bắt thóp. Hơn 500 năm sau, nhìn vào cách Tôn Sĩ Nghị phải kỳ công lập chốt, tổ chức hậu cần vận lương từ Lưỡng Quảng và Vân Nam sang là hiểu việc đánh trận xa khó khăn thế nào.
Rõ ràng, Ngột Lương đã chủ quan và nghĩ đánh nhanh thắng nhanh với kỵ nhẹ. Đập xong thì lấy mỡ nó rán nó. Tuy nhiên chiêu vườn không nhà trống nó dị quá, ông chưa từng gặp. Lương thực hoặc bị đem đi hết hoặc đã bị đốt trụi. Vớ vẩn nguồn nước còn bị đầu độc sạch rồi. Thành Thăng Long như cái rọ cá, lính chui ra tìm thức ăn là thịt, nhất cử nhất động có tai mặt quan quân nhà Trần theo sát.
Bởi vậy mà Thái Tông tự tin cưới thuyền ra đuổi giặc là chi tiết khá hài nhưng nếu đưa vào giả thuyết trên thì hợp lý. Thậm chí trận Đông Bổ Đầu không hề có, và Ngột Lương đã rút trước đó rồi. Thiệt hại của nhà Nguyên phần lớn đến từ việc phải rút chạy vì đói.

Ở trên là nhận định theo cá nhân thôi. Ai có cao kiến thì khai sáng thêm cho tao.
 

LềuBáo

Yếu sinh lý
Hết lương thì chả rút, nhưng thực ra cái khó nhất của bọn phương Bắc khi xâm lược Việt Nam là bệnh tật
 

tatcataicong

Ham vui từ nhỏ
Không bàn đến hai lần sau đâu vì sử Nguyên cũng công nhận thua trắng 2 lần đó rồi. Với nhiều nguồn dữ liệu về lần kháng chiến Mông Nguyên lần 1 năm 1258, thì có thể thấy hai bên đều tuyên bố chiến thắng và cũng chẳng bên nào diễn giải chi tiết các trận ra làm sao. Thế hệ sau cũng chẳng thể kiểm chứng được bên nào đúng bên nào sai. Tuy nhiên nếu căn cứ mục đích của mối bên thì Nhà Trần đã đạt được nhiều hơn phía Nguyên đó là giữ được cương thổ. Để giúp bọn mày hiểu qua vấn đề hãy cùng tóm lược diễn biến.

Diễn biến

- Năm 1257, Tướng nhà Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai hoàn thành việc đánh chiếm Đại Lý - Vân Nam. Ông này lập tức mở chiến dịch đánh Đại Việt sau khi biết phía nhà Trần vẫn thần phục Tống mà không thần phục Nguyên. Cuối năm 1257, 2 đạo quân theo đường bộ ùn ùn kéo sang. Trong đó kỵ binh tinh nhuệ khoảng 1 vạn người Mông cùng 2 vạn quân bổ xung từ Đại Lý.
- Ngày 17/01/1258, một trận đánh lớn xảy ra ở vùng Bình Lệ Nguyên (thuộc Vĩnh Phúc). Thái Tông Trần Cảnh đích thân dẫn 6 đạo quân, tương ứng khoảng 6 vạn(hoặc có thể hơn) gấp đôi quân Nguyên. Tuy nhiên trận này quân nhà Trần thua tan tác vì quân Nguyên kinh nghiệm tác chiến lâu năm, chất lượng hơn hẳn số lượng.
- Quân nhà Nguyên tiến vào Thăng Long và nhìn thấy cảnh đìu hiu, vườn tược nhà cửa heo hút chỉ còn người già, người bệnh.
- Sau một tuần, tức ngày 24/01/1258, trong Đại Việt sử ký có ghi chép việc Thái Tông cưới thuyền trên sông Hồng tập kích đánh đuổi quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu. Trên đường rút về, quân Nguyên tiếp tục bị một thủ lĩnh người Man tập kích.
- Quân Nguyên khi trở về còn 5000 quân. Nhà Trần có thể còn thiệt hại lớn hơn tuy nhiên không có sử liệu nào ghi lại.
cfb20eb07b3811eb956d715df913abb2.png


Vậy thì có những điểm khó hiểu trong diễn biến nào?
1. Nhà Nguyên vác quân sang để làm gì?
- Chắc chắn đéo phải du lịch. Cướp bóc thì chán chê ở Đại Lý rồi. Vậy có thể là để dằn mặt hoặc cao hơn là áp chế nhà Trần giống như áp chế vua Đại Lý Đoàn Hưng Trí. Tận dụng được quân đội nhà Trần để thúc lên đánh Tống từ mặt Nam.
2. Thăng Long "vườn không nhà trống" chỉ là phương án dự phòng.
- Thua trận ở Bình Lệ Nguyên, nơi chỉ cách Thăng Long chưa tới một ngày đường. Vậy thì nhà Trần chắc chắn đã dự phòng sơ tán dân từ trước đó rồi chứ thể nào mà thua tan tác xong mới tổ chức người đi sơ tán. Và khẳng định luôn là nhà Trần đéo bỏ lại cái gì ăn được ở Thăng Long. Đây chắc chắn là điểm chí mạng để phá giặc.
3. Thái Tông sao lại tự tin dong thuyền quay lại Đông Bộ Đầu phá giặc?
Cài này là hài nhất. Vì thuyền không có bất cứ một lợi thế nào so với kỵ binh cả. Hơn nữa quân nhà Trần vừa thua xong trước đó 1 tuần, khí thế còn có phần giảm. Sao lại tự tin như vậy. Giả thuyết rằng quân Nguyên gặp vấn đề về lương thảo là khá hợp lý và quân nhà Trần đã bắt thóp. Hơn 500 năm sau, nhìn vào cách Tôn Sĩ Nghị phải kỳ công lập chốt, tổ chức hậu cần vận lương từ Lưỡng Quảng và Vân Nam sang là hiểu việc đánh trận xa khó khăn thế nào.
Rõ ràng, Ngột Lương đã chủ quan và nghĩ đánh nhanh thắng nhanh với kỵ nhẹ. Đập xong thì lấy mỡ nó rán nó. Tuy nhiên chiêu vườn không nhà trống nó dị quá, ông chưa từng gặp. Lương thực hoặc bị đem đi hết hoặc đã bị đốt trụi. Vớ vẩn nguồn nước còn bị đầu độc sạch rồi. Thành Thăng Long như cái rọ cá, lính chui ra tìm thức ăn là thịt, nhất cử nhất động có tai mặt quan quân nhà Trần theo sát.
Bởi vậy mà Thái Tông tự tin cưới thuyền ra đuổi giặc là chi tiết khá hài nhưng nếu đưa vào giả thuyết trên thì hợp lý. Thậm chí trận Đông Bổ Đầu không hề có, và Ngột Lương đã rút trước đó rồi. Thiệt hại của nhà Nguyên phần lớn đến từ việc phải rút chạy vì đói.

Ở trên là nhận định theo cá nhân thôi. Ai có cao kiến thì khai sáng thêm cho tao.
Vùng này hiện là thái nguyên đúng không ?
 

ditthangbanh

Chim TO
Chủ thớt
Ko xàm lồn đâu , nó là 1 phần nguyên nhân
Trong Nguyên sử nó chỉ ghi là khí hậu khắc nghiệt và cũng chưa có nhắc tới bệnh dịch gì. Nhưng mà lính nó 2/3 là người Vân Nam rồi, 1/3 là những lính có kinh nghiệm 3-4 năm chinh chiến ở Đại Lý. Mà nhắc đến khí hậu khắc nghiệt thế mà 30 năm sau lại kéo đông quân hơn đến đánh hăng thế.
 

atlas01

Tiến sĩ
Trong Nguyên sử nó chỉ ghi là khí hậu khắc nghiệt và cũng chưa có nhắc tới bệnh dịch gì. Nhưng mà lính nó 2/3 là người Vân Nam rồi, 1/3 là những lính có kinh nghiệm 3-4 năm chinh chiến ở Đại Lý. Mà nhắc đến khí hậu khắc nghiệt thế mà 30 năm sau lại kéo đông quân hơn đến đánh hăng thế.
1258 Quân Mông Cổ rút.
Vì sao nó rút?
Ko phải vì khí hậu
Vì hết lương.
Và nó phải rút vì kế hoạch hợp binh đánh Nam Tống thất bại. Thiếu hậu cần thì bắt buộc phải rút.
1260 đại hãn Mông Kha chết.
Và Đại Việt có gửi thư xin hàng chấp nhận sắc phong.
Trần Thái Tông còn phải nhường ngôi cho con để con cho sứ sang cầu phong với Mông Cổ.
Sau đó Đại Việt phải chấp nhận cho toàn quyền Mông Cổ sang quản lý đất nước chính là chức đạt lỗ hoa xích
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên