• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước

Vosan

Yếu sinh lý

Sau khi ký các văn bản xong xuôi, ông Ngạnh sửa lại điện báo về cho nhà, sửa nội dung thất bại thành thành công rồi trình Thủ tướng Phan Văn Khải ký và gửi về Bộ Chính trị.​




Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 1.
Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 2.
Sau khi Liên Xô tan rã, ta nợ Nga trên 10 tỷ USD chuyển đổi từ Rúp. Đó là món nợ Liên Xô cho ta vay trong thời kỳ chiến tranh và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Khoản nợ này theo quy định thì Nga được thừa kế.
Ông Nguyễn Văn Ngạnh, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga nhiệm kỳ 2002 - 2007, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, người tham gia đàm phán và ký kết việc xử lý nợ giữa Việt Nam và Nga cho biết cuộc đàm phán về giải quyết khoản nợ này được bắt đầu những năm 1990 trở đi.
Giai đoạn đầu không có gì phức tạp bởi theo thông lệ quốc tế, các khoản nợ được giảm đi 85%, chúng ta chỉ phải trả 15%. Quan trọng nhất là 15% đó, trả trong vòng 10 năm, lãi suất là bao nhiêu, ông Ngạnh nói.
Khoản nợ của ta với Liên Xô, thời điểm đó là 10 tỷ USD. Sau khi giảm đi 85% thì số ta nợ bạn còn 1,5 tỷ USD.
Đến năm 2000 đã giải quyết được một số khâu như tính tỷ giá Rúp/USD, mức nợ được giảm (theo thông lệ quốc tế) và một số vấn đề kỹ thuật khác. Nhưng vấn đề vướng mắc nhất là phía Nga yêu cầu mức lãi suất 6,5%/năm trong khi chúng ta muốn mức lãi suất tối đa là 5%.
Sau nhiều cuộc đàm phán ở cấp chuyên viên và cấp Bộ, vấn đề vẫn không giải quyết được.
Tháng 9/2000, Thủ tướng Phan Văn Khải có chuyến thăm Nga. Đây cũng là lúc các cuộc đàm phán xử lý nợ đi vào giai đoạn cuối cùng. Chuyến thăm này có nhiều mục tiêu chung trong quan hệ 2 nước nhưng nhiệm vụ cao nhất là giải quyết cho xong vấn đề nợ giữa ta với bạn.
Phía đoàn Việt Nam tham gia họp xử lý nợ có Thủ tướng Phan Văn Khải, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng ông Nguyễn Văn Ngạnh và một phiên dịch. Còn thành phần phía Nga có Thủ tướng Mikhail Kasyanov và một chuyên gia.
Trước khi chiêu đãi buổi tối, hai bên đã đàm phán hơn một tiếng đồng hồ nhưng không ra được kết quả nên dừng lại. Sau khi chiêu đãi xong, hai bên tiếp tục đàm phán nhưng không “ăn thua”. Sau cả 2 cuộc họp, kết quả vẫn không đạt yêu cầu, dứt khoát bạn không chấp nhận cho ta mức lãi suất 5%.
Riêng cuộc họp thứ hai kéo dài đến 12 giờ đêm nhưng vẫn thất bại. Thủ tướng Nga lúc đó là ông Kasyanov tuyên bố ngày hôm sau đi Saint Petersburg và sẽ không làm việc tiếp với đoàn nữa.
Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 3.
Ông Kasyanov vốn xuất thân là chuyên viên Bộ Tài chính Nga, rồi trở thành Thứ trưởng Bộ Tài chính và sau đó lên Thủ tướng nên cực kỳ sâu sát và nắm vững chuyên môn tài chính, và cũng là người đàm phán “rắn” - ông Ngạnh chia sẻ với chúng tôi.
Kết quả không thành, ông Ngạnh viết báo cáo về nhà là đàm phán thất bại. Sáng hôm sau, khi ông cùng một số cán bộ đi theo đoàn đang nghỉ ngơi thì có điện thoại gọi thông báo phía bạn đã chấp nhận với phương án của ta, đoàn chuẩn bị ký ngay lập tức.
Cuối cùng bạn chấp nhận 5% nhưng ta còn đề nghị được thêm là trong 5% ấy, có một khoản 0,25% được đưa vào quỹ đào tạo học sinh cho Việt Nam. Như vậy trên thực tế là lãi suất chỉ có 4,75%.
Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 4.
Thủ tướng Phan Văn Khải hội đàm với Thủ tướng Nga Kasyanov năm 2000. Ảnh: NVCC
Sau khi ký các văn bản xong xuôi, ông Ngạnh sửa lại điện báo về cho nhà, sửa nội dung thất bại thành thành công rồi trình Thủ tướng Phan Văn Khải ký và gửi về Bộ Chính trị.
Theo ông Ngạnh, sở dĩ phía bạn có sự thay đổi vào phút cuối cùng là có 2 lý do.
Thứ nhất, là bạn xem xét việc xử lý nợ này trong tổng thể truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong nhiều năm.
Bên cạnh đó, chỉ một thời gian ngắn sau Tổng thống Vladimir Putin có chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam. Tổng thống Putin lại là người có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam.
“Có thể vì 2 lý do ấy nên họ tính toán lại và chấp nhận yêu cầu của chúng ta”, ông Ngạnh cho hay.
Tháng 2/2001, Tổng thống Putin có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược. Vào thời điểm đó, cả hai nước đều là Đối tác Chiến lược đầu tiên của nhau.
Link nguồn : soha.vn
 

leanhtrang

Yếu sinh lý
mẹ 8.5 tỏi còn cho nhau được mà có 1.5% lãi củ 1.5 tỏi là 22.5tr thôi mà Nga cũng kì kèo, bố thằng rẻ rách
Phải t mà đi đàm phán lúc đó bảo bố cho mày thêm 1.5% nữa là 8% khỏi mặc cả làm gì cho mệt
 

trieuhoangabcxyz

Yếu sinh lý
mẹ 8.5 tỏi còn cho nhau được mà có 1.5% lãi củ 1.5 tỏi là 22.5tr thôi mà Nga cũng kì kèo, bố thằng rẻ rách
Phải t mà đi đàm phán lúc đó bảo bố cho mày thêm 1.5% nữa là 8% khỏi mặc cả làm gì cho mệt
m là ví dụ của việc ngta giúp tốt vs m quá nên đâm ra vô ơn và coi điều ngta giúp đỡ là hiển nhiên đấy =))
 

Vosan

Yếu sinh lý
Chủ thớt
mẹ 8.5 tỏi còn cho nhau được mà có 1.5% lãi củ 1.5 tỏi là 22.5tr thôi mà Nga cũng kì kèo, bố thằng rẻ rách
Phải t mà đi đàm phán lúc đó bảo bố cho mày thêm 1.5% nữa là 8% khỏi mặc cả làm gì cho mệt
8.5 kia là theo thông lệ quốc tế, các khoản nợ được giảm đi 85% bạn. Nga đòi lãi suất 6.5%/năm còn ta chỉ đồng ý trả 5%/năm thôi, Kỳ kèo mãi thì Nga củng đồng ý 5%
 

Vosan

Yếu sinh lý
Chủ thớt
m là ví dụ của việc ngta giúp tốt vs m quá nên đâm ra vô ơn và coi điều ngta giúp đỡ là hiển nhiên đấy =))
tốt chổ nào cậu. 10 tỷ đô năm 1992 nó lớn thế nào cậu hiểu không. Từ viên đạn, máy bay tên lửa đến gói lương khô, cái máy cày, bobo cứu đói đều tính tiền hẳn hoi nhé ko có gì gọi là giúp đỡ ở đây cả.
 

trieuhoangabcxyz

Yếu sinh lý
tốt chổ nào cậu. 10 tỷ đô năm 1992 nó lớn thế nào cậu hiểu không. Từ viên đạn, máy bay tên lửa đến gói lương khô, cái máy cày, bobo cứu đói đều tính tiền hẳn hoi nhé ko có gì gọi là giúp đỡ ở đây cả.
VN xin viện trợ Nga Tàu thì chấp nhận cuộc chơi thôi bạn :)) thống nhất đất nước ngon lành cành đào thì mấy chục tỉ usd coi như muỗi
 

Vosan

Yếu sinh lý
Chủ thớt
VN xin viện trợ Nga Tàu thì chấp nhận cuộc chơi thôi bạn :)) thống nhất đất nước ngon lành cành đào thì mấy chục tỉ usd coi như muỗi
đồng ý nhưng tuyên truyền chán quá toàn nói kiểu như Nga tốt lắm í. Trong trò chơi nước lớn nước bé thì ko có chuyện nước lớn nó chịu thiệt. Lúc mình cần nó thì cái kim sợi chỉ nó tính tiền hết.
 

Vosan

Yếu sinh lý
Chủ thớt
công nghệ méo có thời đó ko có Nga m hút lên đc ko :)) thời bây giờ Nga nó cuốn gói về nước thì m quên vụ xếp hàng đi đổ xăng rồi à :)) tự lực tụ cường dữ chưa :))
95 mình bình thường hóa quan hệ với mẽo rồi cậu. Nga được ưu tiên loot đồ, vì nó giúp phe thắng trong cuộc chiến Việt Nam. Chứ mà để đấu thầu loot đồ thì Mình có nhiều thằng loot đồ giá tốt hơn bạn.
 

Vosan

Yếu sinh lý
Chủ thớt

Sau khi ký các văn bản xong xuôi, ông Ngạnh sửa lại điện báo về cho nhà, sửa nội dung thất bại thành thành công rồi trình Thủ tướng Phan Văn Khải ký và gửi về Bộ Chính trị.​




Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 1.
Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 2.
Sau khi Liên Xô tan rã, ta nợ Nga trên 10 tỷ USD chuyển đổi từ Rúp. Đó là món nợ Liên Xô cho ta vay trong thời kỳ chiến tranh và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Khoản nợ này theo quy định thì Nga được thừa kế.
Ông Nguyễn Văn Ngạnh, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga nhiệm kỳ 2002 - 2007, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, người tham gia đàm phán và ký kết việc xử lý nợ giữa Việt Nam và Nga cho biết cuộc đàm phán về giải quyết khoản nợ này được bắt đầu những năm 1990 trở đi.
Giai đoạn đầu không có gì phức tạp bởi theo thông lệ quốc tế, các khoản nợ được giảm đi 85%, chúng ta chỉ phải trả 15%. Quan trọng nhất là 15% đó, trả trong vòng 10 năm, lãi suất là bao nhiêu, ông Ngạnh nói.
Khoản nợ của ta với Liên Xô, thời điểm đó là 10 tỷ USD. Sau khi giảm đi 85% thì số ta nợ bạn còn 1,5 tỷ USD.
Đến năm 2000 đã giải quyết được một số khâu như tính tỷ giá Rúp/USD, mức nợ được giảm (theo thông lệ quốc tế) và một số vấn đề kỹ thuật khác. Nhưng vấn đề vướng mắc nhất là phía Nga yêu cầu mức lãi suất 6,5%/năm trong khi chúng ta muốn mức lãi suất tối đa là 5%.
Sau nhiều cuộc đàm phán ở cấp chuyên viên và cấp Bộ, vấn đề vẫn không giải quyết được.
Tháng 9/2000, Thủ tướng Phan Văn Khải có chuyến thăm Nga. Đây cũng là lúc các cuộc đàm phán xử lý nợ đi vào giai đoạn cuối cùng. Chuyến thăm này có nhiều mục tiêu chung trong quan hệ 2 nước nhưng nhiệm vụ cao nhất là giải quyết cho xong vấn đề nợ giữa ta với bạn.
Phía đoàn Việt Nam tham gia họp xử lý nợ có Thủ tướng Phan Văn Khải, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng ông Nguyễn Văn Ngạnh và một phiên dịch. Còn thành phần phía Nga có Thủ tướng Mikhail Kasyanov và một chuyên gia.
Trước khi chiêu đãi buổi tối, hai bên đã đàm phán hơn một tiếng đồng hồ nhưng không ra được kết quả nên dừng lại. Sau khi chiêu đãi xong, hai bên tiếp tục đàm phán nhưng không “ăn thua”. Sau cả 2 cuộc họp, kết quả vẫn không đạt yêu cầu, dứt khoát bạn không chấp nhận cho ta mức lãi suất 5%.
Riêng cuộc họp thứ hai kéo dài đến 12 giờ đêm nhưng vẫn thất bại. Thủ tướng Nga lúc đó là ông Kasyanov tuyên bố ngày hôm sau đi Saint Petersburg và sẽ không làm việc tiếp với đoàn nữa.
Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 3.
Ông Kasyanov vốn xuất thân là chuyên viên Bộ Tài chính Nga, rồi trở thành Thứ trưởng Bộ Tài chính và sau đó lên Thủ tướng nên cực kỳ sâu sát và nắm vững chuyên môn tài chính, và cũng là người đàm phán “rắn” - ông Ngạnh chia sẻ với chúng tôi.
Kết quả không thành, ông Ngạnh viết báo cáo về nhà là đàm phán thất bại. Sáng hôm sau, khi ông cùng một số cán bộ đi theo đoàn đang nghỉ ngơi thì có điện thoại gọi thông báo phía bạn đã chấp nhận với phương án của ta, đoàn chuẩn bị ký ngay lập tức.
Cuối cùng bạn chấp nhận 5% nhưng ta còn đề nghị được thêm là trong 5% ấy, có một khoản 0,25% được đưa vào quỹ đào tạo học sinh cho Việt Nam. Như vậy trên thực tế là lãi suất chỉ có 4,75%.
Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 4.
Thủ tướng Phan Văn Khải hội đàm với Thủ tướng Nga Kasyanov năm 2000. Ảnh: NVCC
Sau khi ký các văn bản xong xuôi, ông Ngạnh sửa lại điện báo về cho nhà, sửa nội dung thất bại thành thành công rồi trình Thủ tướng Phan Văn Khải ký và gửi về Bộ Chính trị.
Theo ông Ngạnh, sở dĩ phía bạn có sự thay đổi vào phút cuối cùng là có 2 lý do.
Thứ nhất, là bạn xem xét việc xử lý nợ này trong tổng thể truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong nhiều năm.
Bên cạnh đó, chỉ một thời gian ngắn sau Tổng thống Vladimir Putin có chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam. Tổng thống Putin lại là người có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam.
“Có thể vì 2 lý do ấy nên họ tính toán lại và chấp nhận yêu cầu của chúng ta”, ông Ngạnh cho hay.
Tháng 2/2001, Tổng thống Putin có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược. Vào thời điểm đó, cả hai nước đều là Đối tác Chiến lược đầu tiên của nhau.
Link nguồn : soha.vn
Không sửa được tau copy thêm phần sau cho mấy bác nhác bấm vào link nguồn đọc

Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 5.
Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông Putin năm 2001. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Nói về quyết định này, ông Ngạnh cho rằng thời điểm đó, chúng ta vừa bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995, sau năm 1991 - 1992 quan hệ với Trung Quốc cơ bản cũng xong. Trong bối cảnh đó, chúng ta cũng muốn có được sự giúp đỡ, ủng hộ của Nga, để làm sao tăng bạn bớt thù, ông Ngạnh nói.

Về phía Nga, năm 1991, Liên Xô tan rã nhưng quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước vẫn tương đối tốt. Bản thân bạn cũng cân nhắc đến quan hệ truyền thống giữa Việt Nam - Liên Xô cũng như quan hệ lâu dài. “Việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược là từ lợi ích cả 2 phía”, ông Ngạnh nhận định.

Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 6.
Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 7.
Năm 2005, ông Ngạnh có cuộc làm việc với ông Sergei Morozov, Thống đốc tỉnh Ulyanov, quê hương của Lenin. Trong cuộc làm việc, vị Thống đốc tỉnh đưa ra một số yêu cầu cụ thể, đề nghị Đại sứ Việt Nam phối hợp. Trong đó có việc bang này muốn thiết lập và thúc đẩy quan hệ với Nghệ An và tính đến khả năng một đường phố quan trọng ở Ulyanov được mang tên Chủ tịch Uncle Lake và một con đường ở Vinh mang tên Lenin.

Trên cơ sở đó, Đại sứ quán báo cáo Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Nghệ An về việc này.

Năm 2006, nhân dịp về nước công tác, ông Ngạnh vào Vinh làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An lúc bấy giờ là ông Phan Đình Trạc. Ông Trạc cho biết cấp trên đã đồng ý triển khai hoạt động và đoàn UBND tỉnh Nghệ An sẽ thăm Ulyanov vào khoảng tháng 6/2006.

9 giờ 30 phút sáng 12/7/2006, Thống đốc Morozov và toàn bộ lãnh đạo thành phố cùng Đại sứ ta đặt lẵng hoa trước phiến đá cẩm thạch, có dòng chữ “Đại lộ Uncle Lake”. Cùng ngày, Thống đốc và Đại sứ cũng dự lễ khai trương Khu Hà Nội trong công viên trung tâm thành phố Ulyanov với biểu tượng Chùa Một cột do cộng đồng người Việt Nam ở Ulyanov phối hợp xây dựng.

Chuyện xử lý nợ giữa Việt Nam-Nga: Kết quả đảo chiều phút chót và quyết định lập ĐTCL đầu tiên của 2 nước- Ảnh 8.
Kết thúc chương trình, ông Ngạnh nói với Thống đốc: “Đến lúc này có thể vui mừng khẳng định các nhiệm vụ mà Thống đốc giao cho tôi trong cuộc gặp lần trước đã được hoàn thành đầy đủ và tốt đẹp. Chắc không có điều gì sai sót để Thống đốc phải phê bình?”

Ông Morozov cười vui đáp lại: “Tôi không dám phê bình Đại sứ. Hơn nữa, không có bất cứ điều gì để tôi có thể phê bình, mọi sự rất tốt đẹp. Cảm ơn Đại sứ”.

Đầu năm 2007, Đại lộ Lenin được khai trương tại thành phố Vinh với sự có mặt của đoàn đại biểu thành phố Ulyanov do Thống đốc dẫn đầu.
Thành lập Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga
Khi ông Ngạnh đến Nga, cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm ăn ở đây khoảng trên dưới 100.000 người và đã có một số hội như Hội Việt kiều gồm khoảng 200 người Nga gốc Việt, Hội khoa học kỹ thuật, Hội các nhà doanh nghiệp…
Nhưng vẫn thiếu một tổ chức rộng rãi hơn, tập hợp toàn thể cộng đồng để đoàn kết, hỗ trợ nhau. Vì vậy, bên cạnh công tác đối ngoại, ông Ngạnh nghĩ đến việc cố gắng sớm hình thành tổ chức Hội những người Việt Nam ở Liên bang Nga.
Đại diện các cộng đồng ở các thành phố lớn cũng bày tỏ sự hoan nghênh. Công việc chuẩn bị bước đầu có dấu hiệu thuận lợi.
Sau gần một năm chuẩn bị khẩn trương, tháng 1/2004, Đại hội thành lập Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga được tổ chức. Hơn 200 đại biểu về dự. Từ thời điểm đó, cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga được tập hợp dưới một tổ chức thống nhất là Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga.
 

richky

Tao là gay
công nghệ méo có thời đó ko có Nga m hút lên đc ko :)) thời bây giờ Nga nó cuốn gói về nước thì m quên vụ xếp hàng đi đổ xăng rồi à :)) tự lực tụ cường dữ chưa :))
Đéo phải ko có Nga, mà chỉ dành cho mỗi Liên Xô, vì lúc đó chỉ chơi với Liên Xô, còn cái dầu hút lên lúc đó thì bán dạng thô, chứ chưa lọc được, sau này tới năm 2005 mới khởi động xây dựng nhà máy Dung Quất, và tới năm 2011 mới đi vào hoạt động, còn trước đó là VN bán dầu thô mua xăng dầu về sử dụng, còn thằng Nga chỉ hút lên ăn chia thôi chứ nó có tham gia vào mua bán xăng dầu đâu, xăng dầu độc quyền nhà nước mà.
 

richky

Tao là gay
Nói cái gì phải có bằng chứng số liệu mới đc Bro à, chứ suy đoán ko chính xác thì đừng la to, thời năm 2000 Nga nó nghèo, dân nó đói như Việt Nam luôn chứ đùa
"Liên doanh Vietsovpetro được thành lập từ ngày 19 tháng 11 năm 1981, có trụ sở tại Vũng Tàu. Nga (lúc đó còn là Liên Xô) và Việt Nam hiện có mỗi bên một nửa trong tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ đô la. Đại diện cho phía Việt Nam trong liên doanh là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam còn đại diện phía Nga là Liên đoàn Kinh tế đối ngoại Liên bang Nga (Zarubezhneft). Hiện nay đây là mảng hợp tác hiệu quả của hai nước, riêng ngân sách của Nga hàng năm nhận khoảng 500-700 triệu USD từ liên doanh, tổng doanh thu phía Nga đạt trên 4,5 tỷ USD."
 
Bên trên