• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Thời sự chưa có lý do gì để Nga dùng đòn hạt nhân

daodiemq

Tiến sĩ
theo thống kê, Nga có gần 6000 đầu đạn hạt nhân, trong đó có 1700 đầu đạn sẵn sàng kích hoạt 24/7, còn lại 4300 đầu đạn đang ở trạng thái niêm cất. Giả định thời hạn sử dụng một đầu đạn là 20 năm thì những đầu đạn được sản xuất từ trước năm 1991 thời Liên Xô cũ có lẽ đã hết date và đang nằm chờ tháo dỡ. Nên nhớ, tháo dỡ đầu đạn hạt nhân là một việc cực kỳ phức tạp, tốn kém và mất rất nhiều thời gian, khó khăn hơn nhiều so với lúc chế tạo ra chúng. Do đó, số 6000 đầu đạn kia chỉ là lý thuyết, thực tế Nga chỉ có khả năng khai hỏa 1700 đầu đạn hạt nhân là tối đa. Một số tài liệu cũng nói rằng Mỹ có khoảng 5500 đầu đạn, it hơn khoảng 500 đầu đạn so với Nga nhưng số đầu đạn thực tế Mỹ có thể khai hỏa cũng chỉ rơi vào khoảng 1700 tức là ngang bằng với Nga . Như vậy, thực tế sức mạnh hạt nhân của Mỹ chỉ tương đương với Nga chứ không mạnh hơn. Một số nguồn tin cho rằng, thời kỳ tổng thống Donald Trump đã vô tình tiết lộ quy trình phóng hạt nhân của Mỹ quá phức tạp, thực tế từ khi tổng thống Mỹ phát lệnh khai hỏa hạt nhân tới khi vũ khí đó bay đến mục tiêu (giả định là thủ đô Moscow) mất không dưới 45 phút. Đó là thời gian nhanh nhất mà Mỹ có thể. Trong thời gian đó, Nga hoàn toàn có thể khai hỏa vũ khí hạt nhân tương tự để đáp trả. Tất nhiên, khi một đầu đạn hạt nhân đã đi vào quỹ đạo và chuẩn bị bổ nhào thì không một vũ khí nào có thể đánh chặn được chúng, phải phát hiện sớm bên kia có dấu hiệu sử dụng vũ khí hạt nhân và nhanh chóng khai hỏa hạt nhân để đáp trả, như vậy là cả hai cùng hủy diệt lẫn nhau, vì chắc chắn nếu Moscow bị xóa sổ thì Hoa Thịnh Đốn hoặc Nữu Ước cũng không còn nguyên vẹn.
Ngoài ra, cả Nga và Mỹ đều có hệ thống đánh trả hạt nhân tự động, nghĩa là , ngay cả khi Hoa Thịnh Đốn hoặc Moscow bii tiêu diệt, tổng thống Nga hoặc tổng thống Mỹ bị chết, thì hệ thống tên lửa hạt nhân được cài đặt sẵn vị trí sẽ tự động khai hỏa không cần đến con người can thiệp. Mỹ và Nga đều hiểu quá rõ nhau và nắm được chân tơ kẽ tóc lợi và hại của hệ thống hạt nhân mà mỗi nước đang sở hữu. Tất nhiên, lời đe dọa của Nga chỉ là đe dọa bằng nước bọt vì hầu hết các hệ thống theo dõi của Mỹ đều nắm được nhất cử nhất động hoạt động hạt nhân của Nga, ngay khi nga chỉ mới có động thái nhỏ nhất, chuẩn bị cho việc triển khai hạt nhân là Mỹ sẽ đánh phủ đầu để ngăn chặn trước khi Nga kịp khai hỏa. Nga hoàn toàn có thể làm điều tương tự với Mỹ. Hiện nay, hệ thống tên lửa hạt nhân của Nga đều được cài đặt sẵn để bay theo quỹ đạo băng ngang Bắc Cực vì đó là quãng đường ngắn nhất để tấn công sang Mỹ. Như vậy suy đoán rằng các hố phóng tên lửa hạt nhân của Nga sẽ nằm đâu đó ở vùng Bắc Cực của Nga. Chuyện Nga và Mỹ tấn công nhau bằng vũ khí hạt nhân là rất khó xảy ra, trừ khi một bên chủ động tấn công trước. Với trường hợp của Ukraine, có lẽ không đáng để Nga sử dụng đòn hạt nhân, trừ khi Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào Ukraine và có lý do rõ ràng để Mỹ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân đó. Vì vậy, một khi Mỹ chưa sẵn sàng sử dụng hạt nhân ở Ukraine thì chưa có lý do gì để Nga dùng đòn hạt nhân.
Theo các báo cáo từ tổ chức phi chính phủ Viện trợ nhân dân Na Uy (NPA), hiện nay có tới 9.576 đầu đạn hạt nhân (bao gồm cả đầu đạn chính thức và không chính thức) trong kho vũ khí trên thế giới1. Trong số này, Nga đứng đầu với 5.977 đầu đạn hạt nhân, nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, con số này bao gồm khoảng 1.500 đầu đạn đã không còn hoạt động và chuẩn bị bị tháo dỡ2. Mỹ cũng sở hữu một số lượng đáng kể với 5.428 đầu đạn hạt nhân, trong khi Pháp có 290 và Anh có 225 đầu đạn3. Trong số các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, việc sử dụng vũ khí hạt nhân là một vấn đề cực kỳ phức tạp và nguy hiểm. Thực tế, sức mạnh hạt nhân không chỉ phụ thuộc vào số lượng đầu đạn, mà còn liên quan đến khả năng triển khai, hệ thống phóng và thời gian phản ứng. Một số điểm quan trọng:
  1. Thời gian phản ứng: Khi một đầu đạn hạt nhân đã đi vào quỹ đạo và chuẩn bị bổ nhào, không một vũ khí nào có thể đánh chặn được chúng. Phải phát hiện sớm bên kia có dấu hiệu sử dụng vũ khí hạt nhân và nhanh chóng khai hỏa hạt nhân để đáp trả. Như vậy, cả hai cùng hủy diệt lẫn nhau.
  2. Hệ thống đánh trả tự động: Cả Nga và Mỹ đều có hệ thống tên lửa hạt nhân tự động. Ngay cả khi tổng thống bị tiêu diệt, hệ thống này sẽ tự động khai hỏa không cần đến con người can thiệp.
  3. Khả năng tấn công và phòng thủ: Mỗi quốc gia hiểu rõ hệ thống hạt nhân của đối phương và nắm được chân tơ kẽ tóc lợi và hại của nó. Lời đe dọa chỉ là đe dọa bằng nước bọt, vì hầu hết các hệ thống theo dõi đều nắm được nhất cử nhất động hoạt động hạt nhân của đối phương.
  4. Trường hợp Ukraine: Với tình hình hiện tại, việc sử dụng đòn hạt nhân ở Ukraine không đáng để Nga thực hiện, trừ khi Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào Ukraine và có lý do rõ ràng để Nga phản ứng.
Như vậy, dù có số lượng đầu đạn hạt nhân lớn, việc sử dụng chúng là một quyết định cân nhắc và đầy rủi ro, với hậu quả không thể đo lường được
 
Bên trên